PHẦN 4 : Vật giá và bí quyết sống tại Nhật Bản
Theo trang chủ “Expatistan” phân tích vật giá trên toàn thế giới, thì vật giá tại Nhật Bản là đắt thứ 3 châu Á, thứ 19 trong 90 quốc gia trên thế giới.
https://www.expatistan.com/cost-of-living/country/japan
Tiền nhà/ Tiền nước – tiền gas
Nguyên nhân lớn đẩy mức vật giá lên cao, đó là sự đắt đỏ của tiền nhà và chi phí giao thông công cộng (tàu điện, xe buýt). Nhưng kỹ sư hay thực tập sinh hầu như sống tại các khu nhà tập thể do công ty chuẩn bị cho. Tuy nhiên, nội thất căn hộ hay phí thuê căn hộ tập thể này rất khác nhau tùy theo từng công ty. Vì vậy, khi bạn chọn công ty, bạn đừng nên chỉ chú ý đến tiền lương, mà hãy chú ý tới cả tiền thuê căn hộ, nội thất căn hộ, có bao gồm mạng Wi-fi hay không.
Trường hợp là du học sinh, hơn 70% là các bạn phải tự lo phần nhà ở. Cũng có nhiều bạn du học sinh ở chung nhà với bạn khác. Theo Expatistan thì tiền thuê nhà trung bình mỗi tháng cho một căn hộ 45m² là 84.119 Yên (18.294.776 đồng), còn theo điều tra của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) tiến hành năm 2018 với đối tượng là các du học sinh nước ngoài, có kết quả như sau.
〈Tiền nhà của du học sinh〉
Tuần tự từ phía Bắc xuống,
Hokkaido | 31.000 Yên |
Đông Bắc | 25.000 Yên |
Kanto | 39.000 Yên |
Trung Bộ | 26.000 Yên |
Kinki | 35.000 Yên |
Chukoku | 24.000 Yên |
Shikoku | 23.000 Yên |
Kyushu | 24.000 Yên |
【Tham khảo】Tokyo | 43.000 Yên |
Bình quân toàn quốc 34.000 Yên
Tuy nhiên, tiền điện-nước-gas tổng cộng khoảng 7.000-8.000 Yên
Chi phí sinh hoạt của thực tập sinh và du học sinh
Theo thông tin thu thập được của ban biên tập KOKORO, phần lớn thực tập sinh đang sống với mức chi phí sinh hoạt khoảng từ 30.000 Yên tới 40.000 Yên, trong đó bao gồm gồm tiền ăn, tiền mua tạp phẩm, tiền đi lại khoảng, chưa kể tiền nhà và tiền điện-nước-gas, và các bạn ấy sống hết sức tiết kiệm để gửi tiền về quê nhà.
Những trường hợp các bạn du học sinh được nhận tiền học bổng, hay được áp dụng miễn giảm học phí thì còn dư dả một chút, còn nếu không như vậy, chỉ tiền đi làm thêm thôi các bạn không thể trang trải được chi phí sinh hoạt. Theo điều tra của JASSO nêu trên, khoản chi của du học sinh theo các khu vực như sau.
〈Chi phí một tháng của du học sinh〉
Theo tứ tự từ phía Bắc trở xuống,
Hokkaido | 130.000 Yên |
Đông Bắc | 126.000 Yên |
Kanto | 157.000 Yên |
Trung Bộ | 130.000 Yên |
Kinki | 143.000 Yên |
Chukoku | 126.000 Yên |
Shikoku | 117.000 Yên |
Kyushu | 129.000 Yên |
【Tham khảo】Tokyo | 163.000 Yên |
Bình quân toàn quốc 146.000 Yên
Để trang trải phần chi phí này, học sinh trường tiếng Nhật thì trung bình 66.000 Yên, học sinh trường trung cấp dạy nghề trở lên thì trung bình 50.000 Yên nhận chu cấp từ gia đình, và thêm 54.000 Yên đến 61.000 Yên tiền làm thêm để sống. Theo thông tin ban biên tập KOKORO thu thập được, nhiều du học sinh có tiền làm thêm trong khoảng từ 70.000 Yên tới 110.000 Yên.
Vật giá các hàng hóa thiết yếu khác
Theo điều tra của Expatistan, ngoài giá cả liên quan tới nhà ở, có các hàng hóa thiết yếu như sau
Ăn trưa khu văn phòng (cả đồ uống)1.029 Yên (223.699 đồng)
Thịt ức gà 500g 450 Yên (97.800 đồng)
Sữa tươi 1 lít 215 Yên (46.858 đồng)
Trứng gà (quả to) 12 quả 285 Yên (61.904 đồng)
Cà chua 1 kg 489 Yên (106.398 đồng)
Táo 1 kg 610 Yên (132.740 đồng)
Khoai tây 1 kg 381 Yên (82.948 đồng)
Bia nội 0,5l (ở siêu thị) 269 Yên (58.582 đồng)
Coca Cola 2 lít 230 Yên (50.018 đồng)
Bí quyết sống
【Sống ở đâu?】
Các bạn công nhân kỹ thuật, thực tập sinh, du học sinh, bạn nào (đi làm thêm) ở các thành phố lớn như Tokyo đều có lương cao, nhưng nhiều khi chi phí sinh hoạt còn cao hơn cả lương, vì vậy bạn cần phải chú ý. Khoản tiền thuê nhà ở các thành phố lớn là điểm cần phải chú ý. Tùy theo cơ quan phái cử thực tập sinh, có nhiều khi các bạn thực tập sinh không được chọn nơi thực tập. Nhưng việc bạn chọn cơ quan phái cử thì dễ dàng hơn. Hơn nữa, trong số các bạn du học sinh mà ban biên tập KOKORO phỏng vấn, thì các bạn sống ở các vùng ngoại ô có xu hướng sống vui vẻ hơn nên dành được thời gian cho việc học tập.
【Tìm cửa hàng giá rẻ】
Ở ngay cùng một khu vực, nhưng có khi mỗi siêu thị lại có giá cả khác nhau. Nếu là thực phẩm, chúng tôi khuyên bạn không nên chỉ nhìn vào giá bán, mà hãy để ý tới tính an toàn của sản phẩm, ví dụ như để ý xem nơi trồng rau củ là ở đâu. Còn nếu là đồ điện gia dụng hay tạp hóa dùng hàng ngày thì chọn cửa hàng để mua sẽ rất khác.
・Đồ điện gia dụng: Các cửa hàng đồ điện gia dụng tập trung (như Joshin, Yamada-denki, Yodobashi Camera, Bic Camera vv…) giá rẻ hơn ở cửa hàng đồ điện lẻ ở các khu dân cư. Có khi các trang bán hàng qua mạng của các cửa hàng đồ điện gia dụng lớn giá rẻ hơn mua tại cửa hàng. Ngoài đồ điện gia dụng, các trang so sánh giá cả còn cung cấp giá của các mặt hàng và dịch vụ khác nữa.
・Trang bán hàng qua mạng lớn: Bạn có thể mua hàng qua mạng. Tùy mặt hàng, có khi có giá rẻ hơn mua ở siêu thị.
・Cửa hàng giá rẻ: Có các cửa hàng giá rẻ lớn được ưa chuộng như “Don Quixote”, “Costoco”. Cửa hàng Don Quixote thường nằm ở những nơi có thể đi tàu điện tới, được khách người nước ngoài rất thích.
・Điện thoại di động: Có 3 hãng điện thoại di động lớn ở Nhật Bản, đó là “docomo”, “au” và “SoftBank”. Có khi phải mất từ 5.000 Yên tới 7.000 Yên để thuê bao điện thoại và kết nối mạng internet, nhưng loại sim giá rẻ cũng rất phổ biến. Có rất nhiều mạng di động như LINE mobile, Biglobe mobile, UQ mobile, và cũng có trang so sánh giá của chúng.
・Quần áo – giày dép: Có rất nhiều cửa hàng giá rẻ. Cửa hàng của UNIQLO- cũng đã mở tại Việt Nam- có mặt khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Hơn nữa, giày dép thì cũng có những cửa hàng chuyên bán hàng bình dân như “ABC mart”, “Trung tâm lưu chuyển giày”, “Chiyoda chuyên giày dép”
・Cập nhật thông tin: Thông tin hữu ích liên quan đời sống của người nước ngoài thường được phát trên trang blog của KOKORO Blog và cả Facebook chính thức KOKORO Facebook. Bạn hãy cập nhật đầy đủ thông tin và khéo léo tận hưởng cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản nhé.
nguồn :https://www.kokoro-vj.org/vi/post_6255#