HƯỚNG DẪN XIN VISA DU LỊCH PHÁP TẠI NHẬT BẢN
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách xin visa Schengen tại Đại sứ quán Pháp ở Tokyo, Nhật với loại visa: For Short stay – tourism (visa ngắn hạn – du lịch). Quy trình nộp và xét hồ sơ xin visa tại ĐSQ Pháp khá dễ hiểu, và gần giống với khi xin visa vào Nhật. Với các nước thành viên khác, bạn nên làm theo yêu cầu trên website của ĐSQ nước đó, tuy nhiên giấy tờ, về cơ bản, cũng giống nhau.
Quy trình xin visa
Đặt lịch nộp hồ sơ (online) → Chuẩn bị các giấy tờ → đến ĐSQ nộp hồ sơ, chụp ảnh, lấy vân tay → chờ kết quả.
Bước 1: Khi đã xác định được ngày nộp hồ sơ xin visa, bạn nên book lịch sớm nhất có thể trước ngày nộp khoảng 1 tháng . Trong thời gian đó bạn có thể chuẩn bị các giấy tờ là vừa. Chú ý, mỗi một hộ chiếu book 1 lịch hẹn, và in giấy hẹn được gửi vào email ra, nộp kèm hồ sơ.
Nếu bạn chưa chuẩn bị kịp hồ sơ, bạn có thể thay đổi ngày hẹn nộp bất kỳ lúc nào. Tất nhiên, lịch mới phải vào ngày còn trống chỗ.
ĐSQ khuyến cáo: Bạn nên nộp visa muộn nhất 3 tuần trước ngày bay, và sớm nhất là 3 tháng. Nếu bạn nộp hồ sơ trước ngày bay ít hơn 2 tuần thì ĐSQ không thể đảm bảo có thể cấp visa cho bạn được.
Như mình khá chủ quan nên xin visa trước ngày bay 1 tháng, và đặt lịch hẹn ngay trước ngày đi nộp visa. Kết quả là… không còn một chỗ trống nào cho ngày hôm sau. Lần đó, mình chỉ book được vào trước lịch bay 9 ngày! Đành cầu trời có người đổi lịch hẹn để trống lịch vào ngày sớm hơn, vì ĐSQ quyết không can thiệp vào quá trình này. Sau 1 tuần ngồi canh lịch thì mình cũng đổi được ngày hợp lý hơn, nên các bạn cũng không cần lo lắng quá mà hãy đặt niềm tin vào … vận may của mình :))
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu. Tất cả các giấy tờ phải là tiếng Anh hoặc Pháp, nếu không thì cần bản dịch sang 1 trong 2 ngôn ngữ này. Bạn có thể tự dịch nhưng ĐSQ có gợi ý một địa chỉ để bạn dịch giấy tờ.
Theo mình, các giấy tờ quan trọng thì bạn có thể dùng dịch vụ, còn các giấy tờ kém quan trọng hơn thì tự dịch (mình tự dịch bản sao kê các giao dịch ngân hàng, tức là dịch sổ passbook của ngân hàng).
Bước 3: Địa chỉ nộp hồ sơ: ĐSQ Pháp tại Tokyo
- Ambassade de France au Japon: 4-11-44, Minami-Azabu, Minato-ku, Tokyo 106-8514
- Thời gian nhận hồ sơ: 9:00 – 11:30
- Email: visa.tokyo-amba@diplomatie.gouv.fr
- Website: https://jp.ambafrance.org/-Francais-
Bạn nhớ đến nộp hồ sơ đúng giờ hoặc sớm hơn một chút. Nếu trễ hơn 30 phút, có thể bạn sẽ không được vào nộp và phải đặt lại lịch khác.
Khi đến nộp hồ sơ, bạn phải xuất trình giấy hẹn và hộ chiếu cho bảo vệ. Sau đó họ sẽ khám túi xách, và yêu cầu bạn đi qua cửa an ninh (giống ở sân bay).
Bạn sẽ được vào ngồi trong phòng chờ, và đợi đến lượt được gọi tên. Ở đây người ta gọi tên chứ không phát số hay có màn hình hiển thị, nên hãy chú ý nhé, vì người nước ngoài phát âm tên mình cũng không rõ lắm.
Khi nộp hồ sơ, họ sẽ hỏi vài câu đơn giản, về mục đích chuyến đi, ngày đi… và sẽ lấy dấu vân tay, chụp ảnh của bạn.
Các tài liệu hỗ trợ được cung cấp như sau:
1/ Hộ chiếu có ít nhất hai trang trống, có thời hạn hiệu lực ít nhất 3 tháng kể từ ngày bạn dự định rời khỏi Khu vực Schengen
2/ ảnh chụp giấy tờ tùy thân.
3/ thẻ ngoại kiều
4/ Công việc
hợp đồng lao động, giấy chứng nhận việc làm, trích xuất từ đăng ký thương mại và công ty, giấy chứng nhận đi học, bằng chứng về lương hưu) và bất kỳ tài liệu nào chứng minh mối liên hệ cá nhân của người nộp đơn với quốc gia cư trú (ví dụ: bản sao hôn nhân giấy chứng nhận, sổ hộ khẩu).
–> lưu ý : Giấy xác nhận việc làm ghi rõ họ tên, chức vụ, ngày bắt đầu làm việc, mức lương có tên và chữ ký hoặc dấu công ty của người đó).
5/ Học sinh: Giấy chứng nhận nhập học ghi ngày dự kiến tốt nghiệp. Giấy chứng nhận học bổng nếu bạn đang được nhận học bổng.
6/ Các bà nội trợ và người thất nghiệp: Thư bảo lãnh (có chữ ký và ngày của người bảo lãnh. Chữ ký phải giống chữ ký trong hộ chiếu), bản sao hộ chiếu của người bảo lãnh và bằng chứng về việc làm. Vợ/chồng hoặc con người Nhật Bản phải nộp bản gốc sổ hộ khẩu có dấu apostille và bản dịch của nó, và công dân nước ngoài phải nộp giấy chứng nhận cư trú bản gốc có dấu apostille và bản dịch của nó.
quỹ
7/ Sổ ngân hàng cập nhật hoặc sao kê tài khoản ngân hàng
( giao dịch trong 3 tháng qua).
8/ Đặt phòng khách sạn hoặc bằng chứng rằng bạn có đủ tiền cho thời gian lưu trú dự định (120 Euro mỗi ngày) của Tòa thị chính ở Pháp (Chỉ bản gốc).
9 /Bảo hiểm du lịch nước ngoài quốc tế: có giá trị trong toàn bộ khu vực Schengen và bảo hiểm cho toàn bộ thời gian lưu trú. Bảo hiểm này phải chi trả các chi phí y tế, nằm viện và hồi hương. Bảo hiểm tối thiểu phải là 30 000 €.
10/ Giấy xác nhận đặt chỗ cho chuyến đi hoặc chương trình du lịch trong thời gian lưu trú.
11/ Đặt vé máy bay khứ hồi Nhật Pháp.