DU LỊCH UK – HƯỚNG DẪN XIN VISA ANH TỪ NHẬT

DU LỊCH UK –  HƯỚNG DẪN  XIN VISA ANH TỪ NHẬT

Tìm hiểu chung về visa đi Anh Quốc

Trước khi tìm hiểu các thông tin chi tiết như thủ tục làm visa Anh hay phí xin visa Anh, chúng ta sẽ cùng điểm qua thông tin cơ bản loại thị thực này. Visa Anh (thị thực Anh hay thị thực nhập cảnh Anh) là tem giấy dán vào một trang trong hộ chiếu của bạn và với tem này, bạn được phép nhập cảnh hợp pháp vào Anh và lưu trú tại đây trong thời hạn cho phép ghi trên visa.

Visa Anh gồm rất nhiều loại khác nhau để đáp ứng mục đích đến Anh đa dạng của người Việt. Bạn cần xác định nhu cầu đến Anh để làm gì và xin visa Anh phù hợp tương ứng.

TỔNG THỂ QUÁ TRÌNH

(1) Diện visa mình xin là visa du lịch 6 tháng, mình là visa làm việc tại Nhật.

(2) Điền hồ sơ trên mạng, đóng phí visa và phí dịch vụ -> hẹn lịch nộp hồ sơ tại Tokyo -> nộp hồ sơ và chụp hình -> lấy passport

Bạn điền hồ sơ trên mạng tại visa4uk, bạn nên đăng ký account trước khi điền thông tin để họ lưu thông tin bạn liệt kê trong quá trình làm hồ sơ, có thể bạn không đủ thời gian để liệt kê ngay một lúc cho đến hoàn thiện hồ sơ.

 

CHUẨN BỊ HỒ SƠ

Nhìn chung hồ sơ làm từ Nhật đơn giản hơn làm từ Việt Nam

Giấy tờ cơ bản :

 (1) Hồ sơ thân nhân:

+ bản khai xin visa
+ Tất cả các hộ chiếu cũ (nếu có); (mình không có cũng không sao nhé)
+ passport (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và còn trang trống);
+ Bản sao mặt hộ chiếu và các trang có đóng dấu mộc hải quan và visa bất kỳ nước nào; (nếu bạn đi được nhiều nước phát triển, đây là một lợi thế nên nhớ scan hết visa các nước đã đi nhé)
+ giấy jyuuminhyo, bản sao Residence Card – 在留カード;
+ giấy xác nhận của ba cho con đi riêng với mẹ (giấy này trong hồ sơ của UK không thấy có yêu cầu, nhưng kinh nghiệm mình xin visa đi Úc có yêu cầu nên mình làm luôn theo mẫu của Úc, sửa chữa cho ngắn gọn hơn để yên tâm).

(2) Hồ sơ công việc:
,
■Nếu là cán bộ, nhân viên
+ Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng hoặc là Giấy chứng nhận của công ty. Nên xin bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh- Nhật để đỡ phải đi dịch. Tham khảo Giấy chứng nhận của công ty tại đây. Lưu ý bên bộ phận hành chính in Giấy chứng nhận trên giấy letterhead của công ty cho chuyên nghiệp và lịch sự.
+ Bảng lương 3 tháng gần nhất; (nếu có bằng tiếng Anh thì nộp, không thì thôi cũng được).
+ giấy chứng nhận thuế năm trước (xin ở quận)

■Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp
+ Đăng ký kinh doanh;
+ Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm gần nhất;
+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty;

■Nếu là học sinh, sinh viên
+ Đơn xin nghỉ học có xác nhận của nhà trường;

■Nếu là người đã nghỉ hưu
+ Thẻ hưu trí / Quyết định nghỉ hưu / Sổ lĩnh lương hưu;

             (3) Giấy tờ chuyến đi
+ Xác nhận booking vé máy bay 2 chiều (nghe nói không có cũng được, nhưng mình đặt sớm cho vé rẻ nên có xác nhận booking);
+ Xác nhận đặt phòng khách sạn (nếu có) Về khách sạn, bạn có thể đặt tạm qua booking.com; hoặc là ghi địa chỉ nhà người quen ở Anh (kèm giấy mời). Như mình có những ngày mình định đặt tour nội địa nên mình ghi là theo tour.
+ Lịch trình du lịch tại Anh
+ Không cần đặt bảo hiểm du lịch

                (4) Chứng minh tài chính
+ Sổ tiết kiệm có giá trị tổi thiểu 5.000 USD trở lên (Càng nhiều càng có khả năng đậu cao);
+ Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm tại thời điểm hiện tại; xin bảng bằng tiếng Anh tại Ngân hàng số dư tại một ngày nhất định, không cần xin giao dịch trong vòng 3 tháng.
+ Sổ đỏ hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc tài sản riêng có giá trị khác (nếu có. Nếu trường hợp của bạn khó chẳng hạn như chưa đi nước ngoài nhiều thì có thể cân nhắc nộp, mình không nộp những giấy tờ này và thấy vẫn ok.);
+ Giấy chứng nhận sở hữu các tài sản khác nếu có (xe hơi, cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu) (tương tự như trên, có thể không cần nộp)

Khai hồ sơ trên mạng: phải trình bày tất cả các lần xuất cảnh trước đây với chi tiết ngày xuất ngày nhập nên cần passport cũ để có thông tin chính xác (với bạn nào đi nhiều lần)

Ngôn ngữ hồ sơ: dù yêu cầu từ Đại sứ quán ghi rõ ràng : tất cả hồ sơ phải bằng tiếng Anh hay phải có dịch thuật. Mình cố gắng xin tất cả tài liệu bằng tiếng Anh thì không mất tiền nhờ công ty dịch thuật. Chẳng hạn như giấy khai sinh của bé nhà mình có dịch công chứng từ xưa để xin visa sang Nhật, mình vẫn giữ bản sao và scan ra nộp cho mọi lần xin visa đi nước ngoài. Giấy chứng minh công viên (có ghi lương tháng) xin từ công ty thì mình yêu cầu công ty làm cho song ngữ Anh – Nhật hay như sao kê tài khoản ngân hàng thì mình yêu cầu ngân hàng cung cấp số dư tài khoản vào thời điểm hiện tại bằng tiếng Anh, mình không yêu cầu kê khai giao dịch 3 tháng gần nhất vì chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên phiếu công dân (住民票 jyuuminhyo) và giấy chứng nhận thuế năm trước (課税証明書 kazeishomeisho) bằng tiếng Nhật mình nộp thêm để chứng mình thôi chứ không dịch sang tiếng Anh. Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách nhờ người nhà ở Việt Nam đưa ra phòng công chứng hoặc công ty dịch thuật để dịch và scan gửi hồ sơ cho bạn nếu nộp online; hoặc gửi sang bằng được bưu điện nếu nộp bằng giấy.
+ Khi sắp xếp hồ sơ, bạn vẫn phải để bản tiếng Việt bên trên bản dịch thuật công chứng tương ứng.

Lưu ý: trong thông tin kê khai ở hồ sơ online không chỉ thông tin về chồng/vợ, con cái mà có cả khai thông tin về bố mẹ bạn nên bạn nhớ chuẩn bị sẵn thông tin như ngày tháng năm sinh.

Sau khi kê khai xong hồ sơ, bạn phải nộp phí online (qua credit card) là khoảng 12816.00 JPY/người. Sau khi thanh toán thành công, bạn sẽ nhận được email xác nhận payment confirmation. Bạn nhớ in payment confirmation này và đơn application và các tài liệu cơ bản liệt kê bên trên.

NỘP HỒ SƠ

+ Dịch vụ nhận hồ sơ rất chuyên nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

+ Mình nghe nói có đóng phí dịch vụ hỗ trợ sao in hồ sơ, mình mang bản gốc đến, họ sẽ scan cho mình. Máy scan rất xịn, scan vài chục trang gần phút là xong. (không cần passport cũ). Nhân viên chỉ nhận hồ sơ là chính, không kiểm tra, chỉ hỏi « đây là toàn bộ hồ sơ của bạn à ? » rồi cho vào máy scan luôn. => nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và sắp thứ tự kỹ càng trước. Nhưng bản thân mình in ra và chuẩn bị đủ hồ sơ và không thấy yêu cầu phí này.

+ Chỉ cần đến sớm vài phút theo giờ hẹn thôi. Mình thấy sắp xếp vào cũng nhanh. P

+ Khi mới vào sẽ có nhân viên hỏi mình cần tư vấn hồ sơ không, nếu cần thì mất phí mấy ngàn yên. Nếu bạn thấy hồ sơ bạn tốt rồi thì không cần tư vấn nữa. Họ chỉ kiểm tra và ra phiếu xác nhận đã nhận những tài liệu nào cho bạn.

+ Sau đó là vào bên trong phỏng vấn, một anh người Anh hỏi mấy câu đơn giản kiểu mày đi một mình, chồng mày không đi à, mục đích đi là gì, đi cùng con à. Sau đó chụp hình là xong.

Địa chỉ Trung tâm Đăng ký Thị thực UK ở Tokyo:UK Visa Application Centre Tokyo
Edificio Toko Building,
4th Floor, 2-3-14
Higashi Shinbashi, Minato-ku
Tokyo, Nhật Bản
Website: http://www.vfs-uk-jp.com

NHẬN KẾT QUẢ

+ Thời hạn trả kết quả là 15 ngày làm việc tức tối thiểu 3 tuần

+ Passport nếu chuyển qua bưu điện sẽ được chuyển phát nhanh bằng dịch vụ DHL có thể theo dõi. Nếu nhà bạn xa nên sử dụng dịch vụ này để đỡ thời gian lên nhận. Nhà mình không quá xa chỗ này nên mình tiết kiệm đợi email xong lên nhận lại passport.

TỔNG KẾT

+ Nên chuẩn bị kỹ hồ sơ, đặc biệt là phần chứng minh công việc, tài chính cho rõ ràng là ổn thôi.

+ Xin visa Anh từ Nhật là 1 cơ hội không nên bỏ qua. Hai mẹ con mình đã có một chuyến đi thật vui và ý nghĩa! Đừng bỏ lỡ cơ hội đi cả Scotland nhé!

Phần 2, mình sẽ viết về lịch trình đi và review những nơi mình đã đi qua. Các bạn cùng tham khảo nhé, đặc biệt các bạn đi cùng các bạn nhỏ nhé!

lovejapan

lovejapan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *